Bản đồ hành chính phú thọ
Bạn quan tâm đến vấn đề gì trên Website?
|
Kỳ họp Quốc hội
Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tại tổ về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
PhuthoPortal - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, ngày 2/11, Quốc hội làm việc tại tổ thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng và Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cùng tham gia thảo luận.
Quang cảnh buổi thảo luận tổ
Báo cáo Chính phủ cho biết, 11 nước tham gia CPTPP có qui mô dân số 502,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số thế giới; qui mô GDP chiếm 13,5% GDP toàn cầu; tổng kim ngạch thương mại 10.000 tỉ USD. Việc tham gia Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao nội lực, đa dạng hóa thị trường để ứng phó với các tác động của kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp với chiều hướng bảo hộ thương mại gia tăng của các nền kinh tế lớn. Với mức độ cam kết của các nước trong CPTPP, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông, thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng thêm 4,04% và nhập khẩu tăng thêm 3,8% vào năm 2035. Tổng số việc làm tăng thêm hằng năm từ 20.000 - 26.000 lao động. Đến năm 2035, GDP của Việt Nam có khả năng tăng thêm 1,32%.
Thảo luận tại tổ, các đại biểu đồng tình cao việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đồng thời khẳng định vai trò và vị thế địa chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, việc tham gia CPTPP vừa giúp Việt Nam có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn về chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa nước ta với các nước thành viên của Hiệp định còn khá lớn và cho rằng mặc dù Hiệp định mang lại nhiều cơ hội nhưng đi theo đó là những rủi ro và thách thức đối với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, thu ngân sách, sở hữu trí tuệ, lao động, an toàn thông tin. Do vậy, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ những rủi ro, thách thức và có các phương án chủ động ứng phó, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện.
Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan rà soát, hoàn thiện danh mục các Luật, Pháp lệnh, Nghị định cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mục tiêu để phù hợp với các cam kết trong CPTPP. Đến nay đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 12 văn bản; ban hành mới 7 văn bản; kiến nghị gia nhập 3 điều ước quốc tế. Trong quá trình thực hiện Hiệp định, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát các văn bản qui phạm pháp luật, nếu phát sinh văn bản qui phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung sẽ có kiến nghị để sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã được 11 nước thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam ký kết hồi tháng 3 năm 2018 tại Chile. Sau khi kí Hiệp định, các nước sẽ tiến hành thủ tục pháp lí trong nước bao gồm việc phê chuẩn Hiệp định theo qui định của pháp luật nước mình để Hiệp định có hiệu lực. Đến nay đã có 6 nước phê chuẩn CPTPP gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.
Chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có qui định liên quan đến qui hoạch.
Nguồn cổng GTĐT
Các tin khác:
Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự án luật, họp bàn về công tác nhân sự
24/06/2025 7:22:22 SA
Cùng với việc biểu quyết thông qua nhiều dự án luật và Nghị quyết quan trọng, trong buổi chiều ngày 24/6, Quốc hội sẽ họp riêng về công tác tổ chức, nhân sự thuộc thẩm quyền.
Tăng cường hiệu quả tương trợ tư pháp góp phần hoàn thiệnpháp luật về hình sự và dân sự
24/06/2025 7:20:00 SA
Sáng 23/6 tại Tổ 19, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai và Quảng Bình thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy...
Ngày 19/6, Bộ trưởng Tài chính, Giáo dục và Đào tạo đăng đàn trả lời chất vấn
20/06/2025 4:34:28 CH
Theo Chương trình, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 1,5 ngày (19/6-20/6) đối với 2 nhóm vấn đề, về lĩnh vực tài chính, giáo dục và đào tạo.
Thảo luận giải pháp phát triển y tế, hoàn thiện trách nhiệm công vụ
18/06/2025 9:22:08 SA
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/6 Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện...
Sáng 16/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi một số điều của Hiến pháp
16/06/2025 7:27:23 SA
Theo Chương trình, trong buổi sáng 16/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã thông qua với tỷ lệ 93,72% tán thành
16/06/2025 7:24:20 SA
Việc Quốc hội thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ góp phần điều chỉnh hành vi tiêu dùng, định hướng sản xuất, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
13/06/2025 2:05:25 CH
Chiều 13/6, Quốc hội sẽ nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Nhân dân, ý kiến của các đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Quốc hội thông qua phương án 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có hiệu lực ngay
13/06/2025 2:03:14 CH
Với đa số đại biểu tán thành, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực ngay từ ngày được thông qua.
|
|