Bản đồ hành chính phú thọ
Bạn quan tâm đến vấn đề gì trên Website?
|
Đưa nghị quyết vào cuộc sống
Huyện Tân Sơn chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch
Tân Sơn là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, được thành lập năm 2007 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Thanh Sơn. Huyện có diện tích tự nhiên 68.858,26 ha, có 17 xã và 172 khu dân cư với dân số trên 90 nghìn người, gồm nhiều thành phần dân tộc sinh sống, trong đó trên 83% là đồng bào các dân tộc thiểu số Mường, Dao, H'Mông,…
Trải qua quá trình lịch sử xây dựng và phát triển, Nhân dân các dân tộc trong huyện Tân Sơn luôn phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đã lưu giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, tạo nên hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán các dân tộc riêng của huyện, như: Tiếng nói, nhà ở, ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng dân gian chàm Đuống, hát Ví, hát Rang; nghệ thuật diễn xướng dân gian múa Chuông, múa Sinh tiền, Lễ cấp sắc, tết nhảy; múa khèn, thổi khèn, kèn lá, tập quán tang ma, cưới xin của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, H'Mông,...
Bên cạnh đó, với lợi thế trên 82% là diện tích đất lâm nghiệp, thế mạnh của huyện là sản xuất nông, lâm nghiệp với các sản phẩm chủ lực đang phát triển như: Chè, gỗ cây nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc, gà nhiều cựa,… Tân Sơn còn là vùng đất có nhiều tiềm năng về du lịch. Với vườn Quốc gia Xuân Sơn, có tổng diện tích trên 18.000 ha; đồi chè Long Cốc; cùng với đó là hệ thống sông, suối, thác nước, hang động,...; di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Khu kinh tế thanh niên Minh Đài, ngoài ra có nhiều sản vật quý hiếm và những món ăn mang đậm hương vị núi rừng và các làng nghề truyền thống.
Sớm xác định lợi thế về giá trị văn hóa đặc sắc cùng với cảnh quan thiên nhiên là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Tân Sơn đã xác định công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng. Huyện đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn 2019 - 2025; để triển khai tốt kế hoạch, huyện đã xác định nhiệm vụ trọng tâm vừa phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa, phục vụ du lịch, như: Ban hành các nghị quyết chuyên đề về phát triển kết cấu hạ tầng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển nông, lâm nghiệp chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết sản xuất giai đoạn 2021 - 2025. Thực hiện đồng bộ các chính sách đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức; thành lập câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống tại khu dân cư, các đơn vị trường học; phát động, tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện hương ước, quy ước khu dân cư,... Tuyên truyền quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trên các nền tảng xã hội. Bảo tồn, phục dựng, duy trì tổ chức lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng phát triển các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng; đổi mới công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, điểm đến du lịch Tân Sơn, thu hút khách du lịch lưu trú; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng với yêu cầu phát triển.
Cùng với đó huyện đã ưu tiên kinh phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, xã hội hóa để xây dựng kết cấu hạ tầng, các thiết chế văn hóa để phát huy, bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển du lịch, nổi bật đó là: Xây dựng mới 29 nhà văn hóa, sửa chữa nâng cấp 20 nhà văn hóa, mua sắm trang thiết bị cho 60 nhà văn hóa các khu dân cư; hỗ trợ tập luyện và mua sắm trang thiết bị hoạt động, trang phục biểu diễn cho gần 70 đội văn nghệ truyền thống; hỗ trợ nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số mở 06 lớp truyền dạy di sản văn hóa cho những người kế cận; đầu tư mở một số tuyến đường giao thông kết nối phát triển du lịch như: Đường Long Cốc - Xuân Đài; đường Tân Phú - Xuân Đài và các tuyến đường phụ trợ kết nối, chỉnh trang trong khu du lịch Xuân Sơn,...
Hiện nay, Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao huyện Tân Sơn đã được xếp hạng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Huyện đang tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mường huyện Tân Sơn là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; di tích Khu kinh tế thanh niên Minh Đài là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, xây dựng thêm điểm du lịch cấp tỉnh gồm: Cộng đồng bản Dù; sinh thái cộng đồng bản Cỏi; sinh thái Thác Ngọc; nhiều homestay đã được thành lập ở các xã Long Cốc, Xuân Sơn,...
Bằng những chủ trương, giải pháp đúng đắn trong thời gian qua của các cấp ủy đảng, chính quyền, kinh tế - xã hội của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Thu ngân sách trên địa bàn tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, các sản phẩm nông lâm nghiệp, sản phẩm du lịch bước đầu mang lại thu nhập, nâng cao đời sống cho Nhân dân, người dân đã được hỗ trợ, hướng dẫn phát triển du lịch theo mô hình bền vững, cộng đồng người dân tộc thiểu số được tham gia và đã được hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Nhiều sản phẩm của huyện đã đạt tiêu chuẩn OCOP như: Chè, gỗ, gà nhiều cựa, mật ong, rượu ngô, cam, quýt và các sản phẩm đặc trưng mang bản sắc dân tộc từ nghề dệt thổ cẩm (quần, áo, khăn, túi, chăn, gối, đệm,…); đan lát thủ công và dụng cụ phục vụ sản xuất (gùi, bao dao, ớp, nỏ, khung cửi,...) phục vụ du lịch. Số lượng khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm với đồi chè Long Cốc, Vườn Quốc gia Xuân Sơn ngày càng tăng và dành nhiều tình cảm tốt đẹp với văn hóa và con người Tân Sơn, điều đó đã minh chứng việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch từng bước được phát huy và đã đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn.
Trong thời gian tới, Đảng bộ huyện sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các tầng lớp Nhân dân, huy động các nguồn lực để hoàn thành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống, tăng cường thu hút đầu tư, quảng bá, phát triển du lịch, coi đây là mục tiêu bền vững để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Đ/c Phạm Thanh Tùng
TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện
Các tin khác:
Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngoài công lập
04/02/2025 1:54:28 CH
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về hoạt động hành nghề khám chữa bệnh (KBCB) tư nhân đã có những chuyển biến tích cực. Việc triển khai các văn bản pháp luật, ban hành các văn bản chỉ...
Nâng cao trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
13/01/2025 1:37:03 CH
Tài sản công là nguồn lực quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước cũng như mỗi địa phương. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản công là...
Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp và định hướng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
09/01/2025 8:10:46 SA
Với lợi thế của vùng Đất Tổ cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có truyền thống lịch sử, văn hóa gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Phú Thọ có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng,...
Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngoài công lập
31/12/2024 7:31:13 SA
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về hoạt động hành nghề khám chữa bệnh (KBCB) tư nhân đã có những chuyển biến tích cực. Việc triển khai các văn bản pháp luật, ban hành các văn bản chỉ đạo,...
Quan tâm thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh
03/10/2024 7:31:58 SA
Trong nhiều năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương của tỉnh luôn xác định công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ quan trọng và quan tâm triển khai thực hiện...
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình dự án đầu tư theo đúng quy định
27/09/2024 2:37:05 CH
Trong những năm vừa qua, công tác thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ được quan tâm, chú trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.
Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động báo chí, xuất bản đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
17/09/2024 7:43:12 SA
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đẩy mạnh, chất lượng báo chí ngày một được nâng lên; các cơ quan báo chí...
Đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
04/09/2024 9:19:17 SA
Trong thời gian qua, dưới sự định hướng của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức chính trị, người dân, doanh nghiệp; Chuyển đổi số đã trở thành động lực quan trọng, khâu đột phá, ưu...
|
|