Bản đồ hành chính phú thọ
Bạn quan tâm đến vấn đề gì trên Website?
|
Đưa nghị quyết vào cuộc sống
CÔNG TÁC KIÊN CỐ HOÁ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Trong những năm qua, việc thực hiện kiên cố hoá đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, được các cấp, các ngành và các đơn vị triển khai tuân thủ theo các quy định. Trên cơ sở mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 của Kế hoạch kiên cố hoá đường giao thông nông thôn, các địa phương đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2025 và chi tiết của từng năm, trong đó xác định các dự án ưu tiên đầu tư, chú trọng phát triển giao thông nông thôn theo quy hoạch, gắn với nâng cấp các tuyến đường hiện có, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Các cấp chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo, tuyên truyền rộng rãi và huy động được sự vào cuộc hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và các tầng lớp Nhân dân cùng tham gia thực hiện. Qua đó, hệ thống giao thông nông thôn ngày càng được hoàn thiện, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được kiên cố hoá là 8.368,4 km, đạt tỷ lệ 76,7%, cụ thể: Đường huyện 664,5 km; đường xã 1.987,8 km; đường trục, thôn, bản ấp và đường liên thôn, bản ấp là 3.794,7 km; đường trục chính nội đồng 1.363,3 km (từ năm 2021 đến 31/7/2023 số km đường giao thông nông thôn được cứng hoá là 669,1 km). Các địa phương đều hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch tỷ lệ kiên cố hoá đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 mà tỉnh đã đặt ra.
Công tác xã hội hoá phát triển giao thông nông thôn được thực hiện có hiệu quả. Các công trình, dự án triển khai đều được Nhân dân đồng thuận thực hiện, tổ chức giám sát thi công; đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Trong hơn 2 năm, các địa phương đã huy động được nhiều nguồn lực từ Nhân dân, doanh nghiệp tham gia thông qua việc đóng góp ngày công lao động, tiền, ca máy, hiến đất giải phóng mặt bằng để mở mới, mở rộng đường giao thông nông thôn.
Các công trình dự án đầu tư xây dựng cơ bản tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt; trình tự, thủ tục về đầu tư xây dựng được thực hiện đúng quy định; cơ bản tiến độ triển khai các công trình và chất lượng các công trình đạt yêu cầu, trong quá trình triển khai xây dựng không xảy ra sự cố. Việc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả; quá trình thực hiện đã chủ động, tích cực khai thác, huy động, linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn. Công tác kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư và cơ quan chuyên môn trong quá trình thực hiện dự án trên địa bàn được tăng cường. Các tuyến đường hoàn thành đưa vào sử dụng đều được giao cho các chi hội, đoàn thể ở các khu dân cư tự quản và thường xuyên huy động ngày công của Nhân dân để duy tu, phát quang, khơi thông cống rãnh, hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh, không bị ùn ứ rác và chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc thực hiện kiên cố hoá đường giao thông nông thôn còn có những khó khăn, hạn chế đó là: Nguồn vốn cho đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn và duy tu bảo dưỡng các tuyến đường này còn hạn chế, các tuyến đường được cứng hóa cơ bản trên nền đường cũ là đường đất và những tuyến đường đã được đầu tư từ rất lâu, nay đã bị hư hỏng, chưa mở được nhiều tuyến đường mới; việc duy tu, sửa chữa nền, mặt đường bị hư hỏng còn gặp nhiều khó khăn; việc thực hiện kiến cố hóa mặt đường có bề rộng từ 3,5 - 4,5m rất ít, nhiều tuyến có nền đường đủ điều kiện kiến cố hóa mặt đường rộng 3,5 - 4,5m, nhưng hầu hết thực hiện kiên cố hóa mặt đường ở mức đặc thù rộng 3m, quy mô mặt đường còn hẹp trên toàn bộ tuyến đường dẫn đến chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân; công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn vì không có kinh phí cho bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư để xây dựng công trình, chủ yếu vận động Nhân dân tham gia hiến đất, vật kiến trúc, đóng góp ngày công lao động, cát, sỏi để xây dựng đường giao thông nông thôn. Các công trình điện sinh hoạt, viễn thông trước đây không có quy hoạch do vậy việc nâng cấp, cải tạo các tuyến đường gặp khó khăn trong việc di chuyển các công trình trên đảm bảo mặt bằng thực hiện dự án.
Để thực hiện tốt việc kiên cố hoá đường giao thông nông thôn trong thời gian tới, cần quan tâm cân đối, bố trí tăng khối lượng xi măng hỗ trợ cho các huyện xây dựng đường giao thông nông thôn; đảm bảo nguồn vốn để thực hiện kế hoạch kiên cố hoá đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025; nghiên cứu có hướng dẫn, quy định cụ thể về một số tiêu chuẩn kỹ thuật (như vị trí tránh xe, đường giao nhau tại nút giao thông, công trình phòng hộ,…) để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện; hướng dẫn lựa chọn quy mô các tuyến đường loại 1, loại 2, công trình thoát nước phù hợp với nhu cầu thực tế, gắn với định hướng phát triển bền vững, lâu dài của địa phương; tổ chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn thi công, lập hồ sơ dự toán và thanh quyết toán công trình cho cán bộ cấp huyện, cấp xã; quản lý chặt chẽ nền các tuyến đường giao thông nông thôn đã thực hiện, tránh lấn chiếm để khi có nguồn lực tiếp tục mở rộng đường; phát triển giao thông gắn với xây dựng nông thôn mới; UBND các huyện, thành, thị phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực hiến đất, cây cối, hoa màu, ủng hộ ngày công, vật liệu,… tham gia làm đường giao thông nông thôn; vận động nhân dân tham gia giám sát, quản lý đường giao thông nông thôn, ngăn chặn và xử lý phương tiện quá khổ, quá tải làm hư hỏng đường giao thông; tranh thủ xã hội hoá, huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch kiên cố hoá đường giao thông nông thôn và duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông đã xuống cấp trên địa bàn.
Đ/c Điêu Kim Thắng
Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh
Điêu Kim Thắng
Các tin khác:
Huyện Tân Sơn chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch
14/06/2024 8:35:08 SA
Tân Sơn là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, được thành lập năm 2007 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Thanh Sơn. Huyện có diện tích tự nhiên 68.858,26 ha, có 17 xã...
Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh phú thọ tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại án
05/06/2024 4:10:34 CH
Xác định việc nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại án là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Tòa án. Trên tinh thần Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị...
THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP TẠO CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC TRONG ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
29/05/2024 10:53:39 SA
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công...
Giỗ Tổ Hùng Vương - hành trình từ tín ngưỡng dân gian thành Quốc lễ
16/04/2024 2:08:00 CH
Năm 2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm tự hào vô hạn của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Kết quả kiểm kê bước đầu...
CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
29/03/2024 1:58:02 CH
Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2030, trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ...
HUYỆN THANH THỦY TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH, PHẤN ĐẤU ĐƯA HUYỆN TRỞ THÀNH VÙNG TRỌNG ĐIỂM DU LỊCH CỦA TỈNH
21/03/2024 2:19:59 CH
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định du lịch là khâu đột phá, xây dựng huyện thành vùng trọng điểm du lịch, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của tỉnh. Đồng thời, gắn phát...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
13/03/2024 1:45:36 CH
Một trong các nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính là cải cách thể chế, trong đó có nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách pháp luật; nâng cao chất lượng...
TỈNH PHÚ THỌ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CỦA QUỐC HỘI GÓP PHẦN PHỤC HỒI, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG
11/03/2024 10:05:14 SA
Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên cả nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống Nhân dân, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức về ổn định vĩ mô, lạm phát; chi...
|
|